Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế: Thời Khoảng 11-14/7/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Có một số tâm hồn đạo đức Công giáo của chúng ta chủ trương thuần giáo, chỉ đạo thôi chứ không có chính trị, thậm chí không nói đến chính trị, vì chính trị là những gì xấu xa bẩn thỉu.

Quí AC em này có lý của mìn và theo kinh nghiệm về thực tế được họ thấy. Do đó, họ vẫn có thể tiếp tục sống theo chủ trương của họ... nhưng cả lý thuyết lẫn thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Nếu họ chỉ biết đọc kinh xem lễ sống đạo, không nghe chính trị và không nói đến chính trị, hoàn toàn kỵ chính trị, thì họ lại phạm lỗi không chu toàn nhiệm vụ làm công dân khi được bầu cử,

để chọn cho mình và dân nước  họ sống những ứng cử viên xứng đáng nhất với công ích theo thời cuộc, mà nếu họ không nghe biết đúng về các ứng cử viên thì họ sẽ bầu sai và có lỗi.

Đối với những Kitô hữu chủ trương xa lánh trần giantheo chiều hướng Lão giáo của Trung quốchoàn toàn ngược với chiều hướng Nhập thế và Vượt Qua của Vị Thiên Chúa Làm Người để cứu chuộc con người khốn nạn tội lỗi, bằng cách sống ở thế gian mà không thuộc về thế gian (x Gioan 17:14-16) theo tinh thần "của Casar thì trả cho Cesar, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa" (MT 12:17), thì sẽ không thể nào hiểu Tòa Thánh có chân trong LHQ, ĐTC và các Hội Đồng Giám Mục lên tiếng khi các vị lãnh đạo thế giới hay quốc gia ban hành những gì phản nhân bản vô luân...!

Thật vậy, tự bản chất, chính trị là một sự lành, là hoạt động tốt, và sở dĩ nó bị biến thành xấu và hại là do con người lạm dụng chính trị mà thôi. Loài người không phải là một tập thể thú vật không có tổ chức xã hội, mà đã tổ chức thì phải có cơ cấu, vai trò và quyền hành để xây dựng công ích. Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô không thể nào ở ngoài xã hội, tránh được chính trị. Có thể so sánh chính trị như thân xác của xã hội còn tôn giáo chân chính là linh hồn của xã hội, và nếu linh hồn tùy thuộc vào thân xác, như trường hợp tôn giáo phải tuân theo chỉ thị của chính quyền trong thời đại dịch, thì ngược lại tôn giáo nói chung và đức tin Kitô giáo nói riêng có thể canh tân đổi mới xã hội theo chiều hướng công lý và hòa bình chân chính, nhất là nhờ những chính trị gia sống đức tin Công giáo.

Sáng Chúa Nhật 7/7, Đức Thánh Cha đã thăm thành phố Trieste, miền bắc nước Ý, để tham dự Tuần lễ Xã hội Công giáo lần thứ 50 với chủ đề: “Nơi trung tâm của nền dân chủ. Sự tham gia giữa lịch sử và tương lai”. Ngài nhấn mạnh rằng “sự thờ ơ là căn bệnh ung thư của nền dân chủ”.

Ngài nêu lên nhận định kèm theo huấn dụ liên quan đến người Kitô hữu Công giáo lên tiếng “không phải để bảo vệ các đặc quyền”, nhưng phải là “tiếng nói tố giác và đề xuất trong một xã hội nơi có quá nhiều người không có tiếng nói”. Ngài nhấn mạnh: “Điều này là tình yêu mang tính chính trị, không hài lòng với việc xử lý hậu quả mà tìm cách giải quyết nguyên nhân”. Ngài khuyến khích: “Chúng ta hãy rèn luyện mình trong tình yêu nàyđể nó lan tỏa trong một thế giới thiếu vắng niềm đam mê dân sự”.

Với ý thức trách nhiệm đem đạo vào đời để canh tân xã hội như thế, nhất là vào lúc này hơn bao giờ hết đây, như huấn dụ của ĐTC Phanxicô ở trên, chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thể trong thời khoảng 4 ngày qua ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:

bé tĩnh

GIÁO HỘI

HIỆN THẾ

NATO ước tính thời điểm Ukraine phản công Nga

Lý do NATO tiếp quản một phần hoạt động viện trợ Ukraine từ Mỹ

NATO kêu gọi Nga rút quân, không công nhận lãnh thổ sáp nhập ở Ukraine

NATO liên tiếp thông báo viện trợ quân sự cho Ukraina chống Nga

Nga tổ chức lại công nghiệp quốc phòng : Cơn ác mộng của NATO

Bốn nước Châu Á - Thái Bình Dương thắt chặt hợp tác với NATO trước mối đe dọa của Nga và Trung Quốc

EU ngạc nhiên trước sự ủng hộ gia tăng của châu Phi đối với Nga

Israel oanh kích một khu tị nạn Palestine để tiêu diệt một thủ lĩnh Hamas, ít nhất 90 người chết

Israel không chắc thủ lĩnh Hamas có bị giết trong cuộc oanh kích hay không

Israel tập kích trại tị nạn Dải Gaza, ít nhất 71 người thiệt mạng


Đức Thánh Cha: Thực tế quan trọng hơn ý tưởng

Viết phần giới thiệu cho cuốn sách “Phụ nữ và các thừa tác vụ trong Giáo hội hiệp hành”, nội dung gồm những đề nghị của ba nữ thần học gia đối với Hội đồng Hồng y Cố vấn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “thực tế quan trọng hơn ý tưởng”, và “lắng nghe đau khổ và niềm vui của phụ nữ chắc chắn là một cách để mở ra với thực tế”.

Vatican News

Sách “Phụ nữ và các thừa tác vụ trong Giáo hội hiệp hành” là một cuộc đối thoại mở giữa năm tác giả: Nữ tu Linda Pocher, thuộc Dòng Con Đức Mẹ Phù hộ và là giáo sư Kitô học và Thánh mẫu học tại khoa Giáo hoàng Khoa học giáo dục Auxilium ở Roma; bà Giuliva Di Berardino, phụ nữ Thánh hiến thuộc Ordo Virginum của Giáo phận Verona, giảng viên và trưởng các hoá học linh đạo và linh thao; nữ Giám mục Giáo hội Anh giáo Jo Bailey Wells; Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám Mục Luxemburg, Tổng tường trình viên Thượng Hội đồng Giám Mục; Đức Hồng Y Seán O'Malley, Tổng Giám mục Boston (Hoa Kỳ) và là chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên.

Nội dung sách là kết quả của cuộc họp của giữa Đức Thánh Cha và Hội đồng Hồng y Cố vấn (C9) và ba nữ thần học gia, vào ngày 05/02 vừa qua.

Đức Thánh Cha viết: “Thực tế quan trọng hơn ý tưởng: đây là một trong những nguyên tắc đã hướng dẫn suy tư và phân định của tôi trong nhiều năm và tôi đã muốn trao lại suy tư và phân định này cho các cộng đoàn Giáo hội khi triều Giáo hoàng của tôi bắt đầu. Tôi rất vui khi thấy chương trình mà sơ Linda Pocher đề xuất cho Hội đồng Hồng y về chủ đề phụ nữ trong Giáo hội và các thừa tác vụ trong Giáo hội được hướng dẫn bởi cùng một nguyên tắc này”.

Theo Đức Thánh Cha, đôi khi Giáo hội bị rơi vào bẫy coi việc trung thành với các ý tưởng quan trọng hơn thực tế. Tuy nhiên thực tế thì lớn hơn ý tưởng, và khi thần học rơi vào bẫy của những ý tưởng rõ ràng và khác biệt thì không thể tránh được việc thần học phải hy sinh phần thực tại của mình trên bàn thờ ý tưởng.

Ngài nhận xét, đau khổ trong cộng đoàn Giáo hội có khi liên quan đến cách thừa tác vụ được hiểu và được sống không phải là một thực tại mới. Thảm kịch của các vụ lạm dụng đã buộc chúng ta mở mắt ra trước tai hoạ của thái độ giáo sĩ trị, điều không chỉ liên quan đến thừa tác vụ thánh chức, mà mọi người đều có thể rơi vào việc thi hành quyền bính một cách sai trong Giáo hội.

Ngài viết tiếp: “Lắng nghe đau khổ và niềm vui của phụ nữ chắc chắn là một cách để mở ra với thực tế. Lắng nghe không phán xét và không thành kiến, giúp chúng ta nhận ra rằng ở nhiều nơi và trong nhiều tình huống, phụ nữ đau khổ chính vì thiếu nhận thức về họ là ai và họ làm gì cũng như về những gì họ có thể làm và trở thành nếu họ có không gian và cơ hội. Những phụ nữ đau khổ nhất thường là những người gần gũi, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa và Vương quốc Người”.

Đức Thánh Cha nhận định, tập sách gồm những đề nghị của ba phụ nữ đưa ra cho Hội đồng Hồng y liên quan đến các thừa tác vụ trong Giáo hội, có giá trị không khởi đi từ những ý tưởng, nhưng là lắng nghe thực tế, từ việc giải thích khôn ngoan những kinh nghiệm của các phụ nữ trong Giáo hội.